Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Công văn Số: 1659/TCT-CS V/v chính sách thuế GTGT

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1659/TCT-CS
V/v chính sách thuế GTGT
 
Hà Nội, ngày 12  tháng 05  năm 2014

                                                Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

       Về thuế GTGT đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu "Hapro" ký giữa Tổng công ty Thương.mại Hà Nội và Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại - Dịch vụ Tân Mỹ, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
       Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 sửu đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 quy định đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
       Căn cứ Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
       Căn cứ Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 quy định chung về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
       Căn cứ Khoản 21 Điều 5 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT.
       Căn cứ Điểm p Khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định mức thuế suất 5% áp dụng đối với dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ.
       Căn cứ Điểm 21 Mục II Phần A Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính quy định đối tượng không chịu thuế GTGT
       Căn cứ Điểm 2.15 Mục II Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính quy định về thuế suất thuê GTGT 5%.
       Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp Tổng công ty Thương mại Hà Nội ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu "Hapro" cho Công ty Cổ phần Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Tân Mỹ (không phải là hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ) nên không thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định tại Điểm 21 Mục II Phần A Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu "Hapro" của Tổng công ty Thương mại Hà Nội thuộc hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% theo quy định tại Điểm 2.15 Mục II Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính .
       Công văn này thay thế công văn số 1728/TCT-CS ngày 24/05/2013 của Tổng cục Thuế.
       Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu biết./.
 Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ PC - BTC;
- Vụ PC - TCT;
- Trang Website Tổng Cục Thuế;
- Lưu: VT, CS (2b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn



Công văn Số: 1829/TCT-CS V/v chính sách thuế.

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 1829/TCT-CS
V/v chính sách thuế.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014

Kính gửi: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Tổng cục Thuế nhận được văn bản số 75/2014/CV-VASEP ngày 17/4/2014 của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nêu một số vướng mắc liên quan đến việc thực hiện chính sách thuế. Sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Xử lý các hóa đơn bán hàng hóa là nông, lâm, thủy hải sản mới qua sơ chế thông thường hoặc chưa qua chế biến đã ghi thuế suất 5%
Tại khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về thuế GTGT hướng dẫn như sau:
“5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
….
Trường hợp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã đã lập hóa đơn, kê khai, tính thuế GTGT thì người bán và người mua phải điều chỉnh hóa đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản này”
Căn cứ hướng dẫn trên: Trường hợp người bán là doanh nghiệp, hợp tác xã đã lập hóa đơn GTGT, ghi thuế GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì người bán và người mua phải điều chỉnh hóa đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trường hợp người bán đã xuất nhiều hóa đơn GTGT cho cùng một (01) người mua thì khi điều chỉnh, người bán được xuất 01 hóa đơn điều chỉnh kèm theo Bảng kê các hóa đơn điều chỉnh.
2. Thuế GTGT khâu nhập khẩu của hàng xuất khẩu của doanh nghiệp bị trả về
Theo quy định của Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành thì đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT. Theo đó, trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng nhưng bị phía nước ngoài trả về thì khi nhập khẩu lại Việt Nam doanh nghiệp thực hiện kê khai nộp thuế GTGT như hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT căn cứ chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo quy định.
3. Khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi bán sản phẩm là nông, lâm, thủy hải sản mới qua sơ chế, chưa qua chế biến
Tại khoản 11 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên hướng dẫn:
“11. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư này (trừ khoản 2, khoản 3 Điều 5) được khấu trừ toàn bộ.”
Căn cứ hướng dẫn trên, từ ngày 01/01/2014, trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bán sản phẩm là nông, lâm, thủy hải sản mới qua sơ chế thông thường hoặc chưa qua chế biến thành sản phẩm khác cho doanh nghiệp, hợp tác khác thì không phải kê khai, tính và nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC; Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ toàn bộ theo hướng dẫn tại khoản 11 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên.
Các nội dung khác tại văn bản số 75/2014/CV-VASEP của Hiệp hội (nội dung về thuế nhà thầu và hoàn thuế kèm theo báo cáo hàng tồn kho), Tổng cục Thuế sẽ có ý kiến trả lời Hiệp hội sau.
Tổng cục Thuế trả lời để Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam được biết./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/c);
- Cục thuế các tỉnh, TP;
- Vụ PC, CST-BTC;
- Vụ PC-TCT;
- Lưu: VT, CS(3).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn





Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Đào tạo kế toán thuế: "Phòng tránh và phát hiện những sai sót trước khi nộp BCCTC và Quyết toán thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN"

 CENSTAF khai giảng liên tục các khóa đào tạo kế toán thuế chuyên sâu giúp các doanh nghiệp trên toàn Quốc vận dụng được các luật thuế để giảm thiểu các khoản chi phí và phòng trách được các sai sót khi quyết toán thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN.
Đào-tạo-kế-toán-thuế


        Trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam thì thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN được coi là 3 đạo luật thuế khổng lồ vì chúng có số thu rất lớn trong tổng thu Ngân Sách Nhà Nước và có ảnh hưởng trực tiếp đến DN và NLĐ. Nguồn thu từ 3 sắc thuế này lấy từ đâu? Chủ yếu là ở Doanh nghiệp hay người dân? Câu trả lời là thuế GTGT thì do người tiêu dùng cuối cùng (doanh nghiệp và người dân) chịu và doanh nghiệp chỉ là người nộp hộ. Vậy các DN phải hiểu luật thuế này như thế nào để việc “nộp hộ không bị sai mà lại bị nộp thật từ túi tiền DN mình do việc Giám đốc  kế toán xác định sai nên bị xử phạt sau thanh tra. Còn thuế TNDN, thuế TNCN thì ai phải chịu khoản thuế này? Sắc thuế này tại sao lại cực kỳ hà khắctrong kê khai, quyết toán đối với DN (ông chủ và NLĐ) vậy? Vì sao các đoàn thanh tra lại rấtnghiêm khắc khi thanh-kiểm tra quyết toán các đạo luật thuế này đối với cộng đồng DN và cá nhân có thu nhập cao tại Việt Nam?. Vì là thuế trực thu nên thuế TNDN và thuế TNCN đánh trực tiếp vào túi tiền của ông chủ - người sở hữu DN và NLĐ có TN cao trong DN, đó chính là lợi nhuận mà DN hay là thu nhập của NLĐ làm ra trong suốt một năm trời thậm chí có DN kinh doanh bị “lỗ thật trong sổ sách kế toán nhưng khi đoàn thanh tra về kiểm tra lại  “lãi nhiều sau khi thanh tra quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN cuối năm và bị nộp phạt hàng chục, hàng trăm triệu ở các DN nhỏ, thậm chí bị phạt lên đến hàng tỷ, hàng chục tỷ ở các DN lớn (DNNN và các Tập đoàn, Tcty) do tính toán, kê khai và quyết toán sai 2 đạo luật thuế này.


        Vậy làm thế nào để “bảo vệ”  tiết kiệm những khoản lợi nhuận hay thu nhập mà suốt cả 1 năm trời DN và NLĐ vất vả làm ra lại không bị mất thuế vì bị phạt do hiểu sai luật mà lại còn được thuế hay tiết kiệm thuế vì hiểu và làm đúng luật thuế để từ đó giúp DN xây dựng được 1 phương pháp giải trình và quản trị thuế năm 2014 hiệu quả nhằm tạo ra được nhiều lợi ích nhất cho DN mình trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt về mọi mặt (sản phẩm, công nghệ, con người được đào tạo bài bản và qui trình quản lý,…) như hiện nay.

        Để giúp các DN quản trị, quyết toán thành công 3 đạo luật thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN 2013 và 2014 với các đoàn thanh - kiểm tra thuế các cấp và phòng ngừa, hạn chế tối đa các “rủi ro-sai phạm đang mắc phải khi hàng loạt các chính sách thuế mới của Nhà nước liên tục thay đổi và để nhằm tránh được những thiệt hại xảy ra đối với các DN và NLĐ, Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo cán bộ và Tư vấn Tài chính - Kế toán - Thuế (CENSTAF) thuộcCENSTAF GROUP – Thành viên Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VCTA), tổ chức có uy tín hàng đầu ở Thủ đô Hà Nội và cả nước về đào tạo nghề kế toán thực tế chuyên sâu, kiểm toán, thanh tra tài chính, quyết toán thuế tổ chức khai giảng khoá đào tạo đặc biệt đã được đông đảo cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác tài chính, kế toán, thuế trên cả nước tham dự:

PHÒNG TRÁNH VÀ PHÁT HIỆN NHỮNG SAI SÓT TRƯỚC KHI NỘP BCTC VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ GTGT, THUẾ TNDN VÀ THUẾ TNCN 2011: CÁC GIẢI PHÁP GIÚP DN GIẢI TRÌNH HIỆU QUẢ TRƯỚC ĐOÀN THANH – KIỂM TRA CÁC CẤP TRONG CÔNG TÁC THANH TRA THUẾ NĂM 2014



I. Nội dung của khóa học kế toán thuế - đào tạo kế toán thuế chuyên sâu:

1Rủi ro về kê khai, khấu trừ và hoàn thuế GTGT theo luật thuế mới 2013-2014 (Các bài tập tình huống ứng dụng và các giải pháp quản lý hiệu quả tránh sai phạm trong DN)?

2. Rủi ro về xác định doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNDN đối với các loại SP, HH, DV, CTXL năm 2013-2014 (Các BT tình huống ứng dụng và các giải pháp quản lý thuế hiệu quả tránh sai phạm bị xử phạt nhiều trong các loại hình DN)?

3. Rủi ro về chi phí NVL, hàng hóa, năng lượng dùng trong SXKD năm 2013-2014?

4. Rủi ro về chi phí khấu hao và phương pháp trích khấu hao TSCĐ trong DN năm 2013-2014?

5. Rủi ro về chi phí tiền lương, tiền công, bảo hiểm và tiền thưởng,...năm 2013-2014?

6.  Rủi ro về tính, kê khai và Quyết toán thuế TNCN 2013 và năm 2014?
(Các bài tập tình huống về các sai phạm mà các DN đang mắc phải và các giải pháp quản lý thuế 2013-2014 hiệu quả cho các DN).

7. Giải đáp nhiều tình huống quản lý chuyên sâu (dưới góc độ Tài chính, kế toán, kiểm toán, thanh tra thuế, các đạo luật liên quan đến các loại hình DN), đặc biệt là các sai sót và vi phạm pháp luật của các DN (học theo các tình huống quản lý) bị xử phạt qua các cuộc thanh - kiểm tra thuế các cấp ở các loại hình Doanh nghiệp và hướng dẫn DN cách giải trình và xử lý thuế đạt hiệu quả cao cho DN năm 2014.


II) Giảng viên của khóa đào tạo kế toán trưởng - Đào tạo kế toán thuế:

        Tiến sỹ Trần Huy Hoàng - TGĐ CENSTAF Group (Thành viên Hội tư vấn Thuế Việt Nam - chuyên gia cao cấp về đào tạo thực tế, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo; tư vấn thuế, kiểm toán, thanh-kiểm tra quyết toán thuế của CENSTAF GROUP).


III) Phương pháp giảng dạy các khóa đào tạo kế toán thuế:
        
          Học theo phương pháp tư duy năng động, hiểu kỹ để quản lý tốt và hiệu quả nhất.Được truyền đạt kinh nghiệm trực tiếp qua các cuộc thanh tra - kiểm tra thuế và đối thoại trực tiếp để cùng giải đáp hiệu quả các thắc mắc của DN và học viên về những  vướng mắc mà các DN đã, đang và sẽ mắc phải trong quản lý thuế năm 2013 và 2014.

IV. Đối tượng tham dự khóa Đào tạo kế toán thuế:


          Đối tượng của khoá học kế toán thuế đó là: Các Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán thuế và các kế toán viên khác.

Thời gian của khoá học: Khoá học được khai giảng liên tục hàng tháng tại 63 tỉnh thành toàn quốc

(Học 01 ngày - thời gian học: 08h30 - đến 17h00.)


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO CÁN BỘ VÀ TƯ VẤN
TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN - THUẾ ( CENSTAF )

Tầng 3, Số 6, Phố Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa , Hà Nội.
Hotline: Mr.Nam: 0987294345
dich vu tu van ke toan thue, quyet toan thue tai Ha Noi