Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Câu hỏi sau khóa đào tạo kế toán chuyên sâu của 1 công ty về điện tại Hà Nội Part1

Câu hỏi sau khóa đào tạo kế toán chuyên sâu của 1 công ty về điện tại Hà Nội Part1. Trích nội dung thông tư 39: “Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.”

Nội dung vướng mắc:

1/ Vậy dịch vụ cung cấp dây sau công tơ mà khách hàng nộp tiền trước thì viết hóa đơn vào thời điểm KH nộp tiền hay là thời điểm nghiệm thu...



 Đào tạo kế toán

* Trao đổi:

- Nếu là DV cung cấp dây thuần túy ko qua lắp đặt thì khi thu tiền trước phải lập hóa đơn.

- Nếu là DV lắp đặt dây thì khi nghiệm thu phải lập hóa đơn.

2/ Dịch vụ giám sát công trình, thí nghiệm điện, nâng công suất, giám sát an toàn mà khách hàng nộp tiền trước thì viết hóa đơn vào thời điểm nào (thời điểm nộp tiền hay thời điểm hoàn thành công việc...)?

* Trao đổi:

- Về nguyên tắc là vào thời điểm nộp tiền theo đúng điểm a K2 Đ16 TT 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của BTC.

- Nếu DN có văn bản riêng của CQ thuế cho phép lập hóa đơn vào thời điểm hoàn thành công việc thì vận dung theo văn bản riêng nhé.

3/ Dịch vụ bao thầu: Khi có phiếu kiểm tra định kỳ từng tháng (nhưng chưa có BB nghiệm thu- vì đối với dịch vụ bao thầu là hợp đồng trong một năm) thì viết hóa đơn vào thời điểm nào (lưu ý: thường hết một chu kỳ của hợp đồng cũng k có biên bản nghiệm thu)?

* Trao đổi:

- DN phải áp dụng đúng qui định PL nêu trên là khi DV hoàn thành phải lập hóa đơn hay khi thu tiền trước khi hoàn thành DV (thời điểm nào đến trước thì lập hóa đơn trước).

- Nếu DV của DN mà xác định được theo tháng (DV cung cấp điện năng, viễn thông, truyền hình,...) thì cuối tháng lập hóa đơn còn DV mà kéo dài nhiều tháng thì lập hóa đơn theo từng lần bàn giao từng công đoạn DV, nếu ko có từng lần bàn giao công đoạn DV thì khi DV hoàn thành thì lập hóa đơn trên cơ sở chưa thu tiền trước của KH hay có CV của CQ thuế cho lập hóa đơn khi DV hoàn thành. 

- Nhiều DN xác định được DV của từng tháng (VD cho thuê nhà, cho thuê TS mỗi tháng là Xđ, các bên thỏa thuận thanh toán theo Quí hay bán niên và cứ đến Quí hay 6 tháng đó mới lập hóa đơn là sai hết nhé vì kỳ kê thuế là tính theo tháng, kỳ kế toán cũng tính theo tháng - trừ TH 1 số DN được kê khai theo Quí) nên DN có thể bị xử phạt về hành vi lập hóa đơn chậm (sai thời điểm), lúc này là phải lập hóa đơn theo tháng do kỳ kê thuế theo tháng và tháng cung cấp DV đó tính được tiền là Xđ.

(Thời gian qua công tác thanh kiểm tra nhiều CB ko coi trọng kiểm tra việc tuân thủ PL của DN là phải lập hóa đơn, tính thuế đúng thời điểm và bỏ qua cho DN nên nhiều DN lại tưởng mình đang làm đúng nhưng thực ra là sai).

4/ Đóng dấu vào góc trên bên phải hóa đơn sẽ bị xử phạt thế nào, nếu đã lỡ đóng dấu nhiều quyển hóa đơn thì có được đưa vào hóa đơn xóa bỏ không? Hướng giải quyết thế nào?       

* Trao đổi:

- Nếu là chỉ tiêu thủ trưởng đơn vị ký và đóng dấu tròn vào góc bên phải nhưng ở dưới cùng của hóa đơn thì là đúng.

- Nếu đóng dấu tròn sang bên phải góc trên cùng của hóa đơn là vi phạm điểm d K2 Đ16 TT 39/2014/TT-BTC (qui định đóng dấu bên trái góc trên cùng của hóa đơn) nên cả cuốn đóng dấu như vậy bị sai.

- Việc DN đóng dấu trước khi lập hóa đơn là sai đấy, lẽ ra phải lập hóa đơn trước rồi mới đóng dấu lên hóa đơn (nếu thủ trưởng ký thì đóng dấu 1/3 chữ ký còn thủ trưởng ko ký chỉ có người bán hàng ký thì đóng dấu treo trên cùng góc trái hóa đơn). 

- DN lại lỡ đóng dấu bên phải cả cuốn hóa đơn thì buộc phải hủy với lý do đóng dấu sai và KH nhận hóa đơn đó cũng sẽ trả lại (DN còn phải giải thích vì sao lại đóng dấu khống cả cuốn).

Ban tư vấn đào tạo kế toán Censtaf và kiểm toán ACAC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét